Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng và lợi thế rất lớn về biển với đường bờ biển dài hơn 3000km. Cũng nhờ đó mà ngành hàng hải càng có cơ hội phát triển hơn với điều kiện chiếm ưu thế như vậy và ngày nay, ngành hàng hải có một vai trò vô cùng quan trọng, đóng góp một phần lớn trong tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Ngày 25/11/2015, Quốc hội đã ban hành Bộ luật hàng hải Việt Nam và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, qua các thời kỳ Luật được sửa đổi, bổ sung thêm những chế định mới để phù hợp với thời đại hội nhập, mở cửa giao thương tự do buôn bán, thúc đẩy nền kinh tế. Bộ luật này gồm 20 Chương, 341 Điều quy định các vấn đề trong hoạt động hàng hải. Một trong những nội dung nổi bật được quy định tại văn bản này là những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải.
Theo Điều 12 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải bao gồm:
1. Gây phương hại hoặc đe dọa gây phương hại đến chủ quyền và an ninh quốc gia.
2. Vận chuyển người, hàng hóa, hành lý, vũ khí, chất phóng xạ, chất phế thải độc hại, chất ma túy trái với quy định của pháp luật.
3. Cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải.
4. Sử dụng, khai thác tàu biển không đăng ký, đăng kiểm hoặc quá hạn đăng ký, đăng kiểm; giả mạo đăng ký, đăng kiểm.
5. Từ chối tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép.
6. Gây ô nhiễm môi trường.
7. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người trên tàu biển; chiếm đoạt, cố ý làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản trên tàu biển; bỏ trốn sau khi gây tai nạn.
8. Gây mất trật tự công cộng, cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nhiệm vụ của người thi hành công vụ trên tàu biển và tại cảng biển.
9. Phá hủy, làm hư hỏng, tháo gỡ, trộm cắp cấu kiện, phụ kiện, vật tư, vật liệu xây dựng và các thiết bị của công trình hàng hải.
10. Làm hư hỏng, phá hủy, tự ý di chuyển hoặc làm giảm hiệu lực của báo hiệu hàng hải.
11. Nổ mìn hoặc các vật liệu nổ khác trong phạm vi cảng biển, vùng nước cảng biển, luồng hàng hải khi chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
12. Xây dựng và khai thác trái phép các công trình cảng biển, công trình khác trong phạm vi quy hoạch cảng biển đã được phê duyệt, trong luồng hàng hải và phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
13. Xây dựng công trình làm giảm hoặc mất tác dụng của công trình hàng hải.
14. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý hàng hải; dung túng, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật về hàng hải.
Xem thêm Luật Hàng hải tại:
Ban Tuyên giáo
Đoàn trường DLA